30 thg 9, 2014

Nến thơm: Nguy cơ mắc bệnh cao mà ít người để ý

Nến thơm được nhiều người ưa thích khi muốn trang trí cho căn nhà thêm lãng mạn hoặc biến không gian trở nên khác biệt. Tuy nhiên ít người biết được rằng đằng sau mùi thơm quyến rũ, dễ chịu của nến thơm là nguy cơ đe dọa sức khỏe.
Khói nến thơm độc như khói thuốc lá
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khói mà nến thơm sản xuất ra tương đương với hầu hết những chất độc của khói thuốc lá.
Vì nến thường được thắp trong phòng kín, ít thông gió nên các hóa chất thải ra có thể gây ô nhiễm phòng kín đủ để làm tăng nguy cơ hen suyễn, eczema hay các chứng bệnh về da.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố cách đây 2 năm, từ khói nến thơm có chứa các chất gây kích thích hen suyễn như hóa chất toluene và hóa chất benzene, một số mẫu còn tìm thấy hàm lượng nhỏ chì. Không chỉ là chất sáp, chất làm thơm hay dầu trong nến khi bị đốt cháy sẽ tạo ra các khí lơ lửng trong không gian nhiều hơn nến thông thường.
Khói nến thơm độc như khói thuốc lá
Tất nhiên, thỉnh thoảng hít phải những hóa chất này có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tiếp xúc thường xuyên sẽ sinh ra một số nguy cơ.
Nến thơm gây ung thư
Một phát hiện đáng chú ý của các nhà khoa học Hà Lan là khi đo thành phần không khí trong nhà thờ đốt nến liên tục 9 tiếng đồng hồ, họ tìm thấy chất có gốc tự do - có khả năng gây ung thư - gấp 10 lần so với không khí trên đường cao tốc.
Đốt nến thơm an toàn
Theo các chuyên gia sức khỏe thì khi dùng nến thơm nên xem kỹ phần bấc. Tốt nhất mua nến có bấc bằng sợi bông, không lõi hoặc bấc lõi giấy. Nếu bấc có lõi kim loại thì phải xem có phải bằng chì không (vạch đầu sợi lõi bấc vào giấy, nếu thấy xuất hiện các đường màu xám như bút chì thì không nên mua). Nếu có điều kiện thì mua nến làm bằng nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, vừa an toàn sức khoẻ, vừa có mùi thơm dễ chịu. Trường hợp bấc quá dài, trước khi đốt nên cắt ngắn, còn chừng 1cm. Bấc càng dài, lửa càng lớn, lượng muội khói độc càng nhiều.
Để an toàn, nên tránh cho khói nến bám vào cơ thể. Không dùng nến trong các không gian kín, ít thông gió, như nhà tắm, phòng nhỏ bít bùng cửa…
Không dùng nến thơm thực hiện phương pháp trị liệu bằng hương thơm nếu không có đủ hiểu biết về sản phẩm hoặc không tìm được nến của các hãng uy tín. Không đốt nến gần những nơi có nhiều đồ dùng bằng vải vì dễ xảy ra hoả hoạn, lại là môi trường để các chất độc hại trong khói nến lưu lại lâu dài.
Một số chất thải từ nến thơm có sáp paraffin sẽ gây ung thư


Cách thắp nến an toàn là nến thông thường tốt hơn nến thơm, nên chọn sáp cứng hơn là nến nước hoặc dạng gel. Khi thắp, nên để ngọn lửa nhỏ và cháy thật chậm./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét