24 thg 5, 2014

Đồng Nai: Xử lý nước thải cao su thiên nhiên hiệu quả

  • Sơ đồ quy trình công nghệ


Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải cao su thiên nhiên
  • Thuyết minh

- Đầu tiên nước thải tự chảy theo tuyến ống thoát nước thải chính qua công trình xử lý cơ học đầu tiên là bể gạn mủ có song chắn rác thô. Song chắn rác thô có nhiệm vụ giữ lại nguyên liệu mủ còn sót lại trong nước thải và các tạp chất vô cơ có kích thước lớn hơn 16mm.
- Nước thải từ ngăn tiếp nhận sẽ được qua tháp khử nitơ và bể tạo bông nhằm giảm nồng độ nitơ trong nước thải, rồi bơm lên bể tuyển nổi. Bể tuyển nổi có nhiệm vụ tách cặn nhỏ khó lắng, acid béo ra khỏi nước bằng hóa chất keo tụ PAC và những bọt khí nhỏ, các bọt khí này bám chặt vào các hạt làm cho tỉ trọng của tổ hợp khí cặn giảm, lực đẩy nổi xuất hiện; khi lực đẩy nổi đủ lớn thì hỗn hợp cặn và khí nổi lên mặt nước và được gạt ra ngoài. Trong đó, hiệu quả khử: BOD = 25%; COD = 30%, SS = 80%.
Bể tuyển nổi (DAF)
- Ở bể xử lý sinh học (Aerotank): quá trình phân hủy một phần các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O, … nhờ các vi sinh vật lơ lửng – bùn hoạt tính trong điều kiện giàu oxy, được cung cấp từ máy thổi khí. Các chất hữu cơ ở dạng hòa tan còn lại trong nước thải sẽ được xử lý. Hiệu quả khử: BOD = 50%; COD = 60%; amomi = 80%.
 Bể xử lý sinh học (Aerotank)
 - Tại mương oxy hoá: tiếp tục sục khí bề mặt bằng 2 máy thổi khí với tổng năng lượng 100,5 kW, nhằm tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ, nitơ trong điều kiện yếm khí và đạt hiệu quả xử lý cao. Hiệu quả khử: BOD = 95%, COD = 95%, Amoni = 80%, Nitơ tổng = 80%. Bùn sinh ra từ mương ôxy hóa (làm tăng hàm lượng chất lơ lửng trong nước thải) sẽ được lắng ở bể lắng.

Mương oxy hóa
- Tại bể lắng, các chất lơ lửng và những lớp màng vi sinh vật sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS, lượng bùn lơ lửng và hàm lượng bùn hoạt tính được lắng tại đây, phần bùn lắng phía dưới được bơm qua bể chứa bùn.
- Cuối cùng nước thải chảy sang bể tiếp xúc Chlorine, dung dịch Chlorine được bơm định lượng đưa về bể, nhờ năng lượng khuấy trộn của dòng nước, dung dịch Chlorine khuếch tán đều vào nước. Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh gây bệnh và giết chết chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh khoảng 20 - 45 phút. Nước trong sau xử lý được dẫn ra hồ hoàn thiện trước khi thải vào nguồn tiếp nhận loại A.
- Toàn bộ cặn, bùn dư được bơm vào bể chứa bùn. Từ bể chứa bùn, một phần bùn sẽ được bơm tuần hoàn về mương ôxy hóa, phần còn lại được bơm sang sân phơi bùn để tách nước và nước thải được bơm trở lại bể Aerotank.
  • Hiệu quả xử lý

STT
Chỉ tiêu
Nồng độ của nước thải trước xử lý
Nồng độ Trung bình của nước thải sau xử lý
Hiệu quả xử lý theo từng chỉ tiêu
1
Tổng chất rắn lơ lửng(mg/l)
1.340
10
99,25%
2
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)(mg/l)
9.900
17
99,83%
3
Nhu cầu oxy hoá học (COD)(mg/l)
15.686
43
99,73%
4
Hàm lượng nitơ tổng(mg/l)
731
7,84
98,93%
5
Hàm lượng amoniac(mg/l)        145          2,18     98,50%
     6
Coliform (MPN/100ml)
      6,3x105 1,7 x101 99,99%
- Theo bảng đánh giá hiệu quả xử lý ở các chỉ tiêu đặc trưng trên: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sau khi xử lý giảm từ 70 - 99,83% và hầu hết đều đạt quy chuẩn Việt Nam về Môi trường QCVN 01:2008/BTNMT, cột A./.

Nguồn: http://hoaphatdongnai.com 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét